Phương pháp Tứ_niệm_xứ

Phương pháp quán chiếu này được nói rõ trong Kinh Đại Niệm Xứ (pi. Mahàsatipatthana sutta)[2][3] và Đức Phật từng nói rằng, pháp này có thể đưa đến Niết-bàn.[4]

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

— Đức Phật, từ kinh Trường Bộ: Kinh số 22: Kinh Đại Niệm Xứ[5]

Ngày nay tại phương Tây, phép quán bốn niệm xứ được phổ biến rộng, trong đó hành giả ngồi (Toạ thiền) hay áp dụng phép quán này trong các hoạt động hàng ngày.[1][6]

  • Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào [6](pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
  • Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) hay trung tính (bất khổ bất lạc thọ), nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
  • Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở), biết rõ tâm đang thâu nhiếp hay tán loạn, tâm quảng đại hay không quảng đại, tâm hữu hạn hay không hữu hạn, tâm vô thượng hay không vô thượng, tâm định hay không định, tâm giải thoát hay không giải thoát.
  • Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Năm Triền Cái có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

Trong Đại thừa, các phép niệm xứ được hiểu là quán thân, thụ, tâm, pháp; bốn thứ đều là dạng của tính Không.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tứ_niệm_xứ http://www.daophatngaynay.com/vn/kinh-dien/pali/in... http://www.daophatngaynay.com/vn/phap-mon/thien-di... https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.22.... https://www.budsas.org/uni/index.htm https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.... https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong2... https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-4... https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-4... https://phatgiao.org.vn/tu-niem-xu--con-duong-giac...